Có một sự thật chúng ta đang thấy hiện nay, trong Top 10 công ty vốn hóa thị trường có đến 7 tổ chức đều là công ty công nghệ (những công ty này chưa từng tồn tại trước năm 1975). Robot xuất hiện ngày càng nhiều trong các hoạt động thường ngày và trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến. Điều này giúp giải phóng con người khỏi những công việc nhàm chán, tuy nhiên những hình thức bót lột, bất công sâu sắc hơn cũng xuất hiện theo đó.
Tính tới năm 2030, khoảng 800 triệu công việc đang có ở hiện tại sẽ biến mất trên thế giới. Trong khi hầu hết các quốc gia vẫn chưa có động thái rõ ràng để ứng phó với làn sóng này thì Singapore đã đang tích cực chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi. Singapore được dự báo 25% công việc hiện tại sẽ biến mất sau 10 năm nữa. Vì vậy, nếu không đầu tư cho lực lượng lao động tương lai từ sớm, con người sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ.
Singapore thường đứng đầu bảng xếp hạng học sinh các nước trên thế giới về môn Toán, Khoa học, Đọc hiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra những kĩ năng như xử lý thu thập dữ liệu, các công việc mang tính lặp lại sẽ không cần thiết nữa sau khi tự động hóa phát triển. Chính vì vậy, việc chỉ giỏi các môn Toán học, Đọc hiểu đơn thuần khó có thể giúp các em trở thành lao động chất lượng cao thời gian tới.
Trong thời đại Internet ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu thông tin chỉ sau vài giây. Vì vậy, cách chúng ta đối mặt với các thách thức trong cuộc sống sẽ quan trọng hơn nhiều việc đạt kết quả xuất sắc trong các bài thi. Trong một thế giới đầy biến động và thay đổi nhanh chóng, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và suy luận sẽ mang tính sống còn.
Bộ trưởng giáo dục Singapore, ông Ong Ye Kung cho rằng cách giáo dục hiện tại của Singapore có thể dẫn đến nhiều sai lầm trong tương lai. Việc quá tập trung vào thành tích học tập sẽ làm mất đi tinh thần sáng tạo và đam mê kinh doanh của các em nhỏ.
Các trường học ở Singapore từ trước đến nay vẫn áp dụng chương trình giảng dạy tập trung, có nghĩa là dùng chung một chương trình học cho tất cả các trẻ em cùng một độ tuổi, và đánh giá các em theo cùng 1 một bài kiểm tra tiêu chuẩn. Việc đánh giá các em theo cùng một tiêu chuẩn từ lứa tuổi cấp 1, cấp 2 có thể khiến đất nước bỏ sót nhiều nhân tài. Vì sự thật như chúng ta đã thấy, nhiều tài năng vẫn chưa bộc lộ rõ khả năng ở độ tuổi này.
Hiểu rằng chương trình học hiện tại sẽ không trang bị cho các em kỹ năng cần thiết trong tương lai, Singapore chuyển hướng giáo dục sang một chương trình học mới được tham khảo từ giáo dục Phần Lan, có tên Chương trình Học tập Ứng dụng (Applied Learning Programme). Chương trình đóng vai trò chính trong việc khuyến khích học sinh tìm tòi ý tưởng mới, học thử các kỹ năng thiết thực như học lập trình, thiết kế đồ họa,…
Chương trình này hoàn toàn khác với các Trường dạy nghề. Thay vào đó, nó là cách làm hiệu quả để học sinh hiểu các khái niệm được dạy trong lớp học và tư duy để áp dụng thực tiễn. Không gian học của các em sẽ vượt qua cả lớp học. Chúng sẽ tự tìm cách mà chúng muốn ứng dụng vào thực tế cuộc sống thế nào.
Cậu bé Zee Cheen, một học sinh Trung học cơ sở cùng với các bạn trong nhóm của mình thiết kế và lắp ráp một con robot có thể di chuyển trên các địa hình khác nhau, thậm chí trên mặt nước, có thể lấy và vận chuyển đồ vật.
Zee Cheen nói rằng khi mới bắt đầu, “mọi thứ như một mớ hỗn độn”. Các em đã phải học cách làm việc theo nhóm và đưa ra kế hoạch, học cách sử dụng từng bu lông, bánh răng để từng bước hoàn thành thiết kế của mình.
Điều đáng ngạc nhiên là Zee Cheen nói rằng bài học lớn nhất của em không chỉ là tạo ra robot. Nhóm của em đã phải mang robot đến Hội nghị Trung tâm Khoa học và thuyết trình trước công chúng, điều vốn không phải là sở trường của các em. Các em cũng phải giải thích cách robot hoạt động cho từng khách tới thăm. Theo cách nói của em, “đây là những điều mà em không thể học trong lớp”.
Một ví dụ khác, em Aaliyah Maisarah từ Trường tiểu học Teck Whye 5. Em phải cùng làm việc với các bạn và giáo viên của mình để làm một video dài ba phút nói về những tin tức giả mạo trên truyền thông và cách giải quyết nó. Thông qua Chương trình Học tập Ứng dụng, các học sinh 10 tuổi đang dạy những vấn đề được quan tâm theo cách riêng của chúng ở trường.
Đây chính là giá trị của học tập ứng dụng trong cuộc sống.
Những thay đổi trong chương trình còn bao gồm việc phân nhóm các môn theo chủ đề để học sinh được chọn học các môn mà chúng giỏi, học sinh được phép học vượt cấp, tham gia thể thao nhiều hơn và đặc biệt là loại bỏ các bảng xếp thứ hạng học sinh cấp 1 và 2. Đây được là sự thay đổi lớn tại một nước châu Á, vốn coi trọng điểm số và thành tích. Việc này sẽ giúp học sinh giảm đi áp lực bài vở để có thêm không gian và thời gian cho sự sáng tạo, theo dõi thêm tình hình kinh tế xã hội và phát triển những kỹ năng cần thiết khác cho Cuộc cách mạng công nghệ sắp diễn ra.
Bộ trưởng giáo dục Singapore cũng kêu gọi cha mẹ thay đổi tư duy: “Tôi rất mong tất cả các bậc cha mẹ hãy cho con cái thời gian để trí tưởng tượng của chúng bay xa; cho chúng không gian để thử nghiệm và học cách chấp nhận rủi ro; và cơ hội học hỏi từ thất bại, cố gắng và cố gắng cho đến khi chúng thành công.”
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi cấp…
Sáng ngày 29/3, Vòng thi đặc biệt “Vì Thái Nguyên giỏi Tiếng Anh” cấp Tiểu học…
Chúc mừng các em, hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng thi Cấp Tỉnh nhé!
Chúc mừng tất cả các em học sinh đã xuất sắc hoàn thành vòng thi…
Chúc các con có một kỳ thi thành công trong năm học này nhé!
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi cấp…