Hầu hết chúng ta đều coi dọn dẹp là việc vặt trong nhà – đó là nhiệm vụ mà cha mẹ thường giao cho các con làm để đổi lại giờ chơi điện thoại hay xem TV. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, việc dọn dẹp trường học là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục. Kể cả các em nhỏ như học sinh lớp một cũng tham gia vào hoạt động dọn dẹp lớp học, phục vụ bữa trưa cho các bạn cùng lớp hay thậm chí là dọn dẹp nhà vệ sinh!
Trong khi hoạt động này có thể bị xem là lạm dụng lao động trẻ em ở nhiều nước phương Tây, thì tại đất nước văn minh hàng đầu thế giới điều này dường như trở thành truyền thống. Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng việc yêu cầu học sinh tự dọn dẹp trường học sẽ dạy cho các em sự bình đẳng, biết ơn và trách nhiệm.
Dù đây không phải là yêu cầu bắt buộc từ chính phủ nhưng mọi trường học tại Nhật Bản đều áp dụng như một truyền thống quốc gia. Trên thực tế, chúng ta có thể từng thấy hoạt động này qua các bộ phim mô tả cuộc sống học đường Nhật Bản.
Hoạt động này được gọi là Gakko Soji (trong tiếng Nhật có nghĩa là “làm sạch trường học”). Nhà văn Nhật Bản Yutaka Okihara từng tìm hiểu rất kỹ về gốc rễ của thái độ này. Ông viết trong cuốn “Thần đạo và Phật giáo” – các tôn giáo chính của Nhật Bản – việc làm sạch có nghĩa là giữ cho tâm trí, cơ thể và nơi ở xung quanh sạch sẽ. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng từng kết luận một căn phòng ô uế, mất trật tự có thể ảnh hưởng đến tâm trí và làm con người mất tập trung.
Sau đó, điều này đã khiến nhiều nhà giáo dục Nhật Bản áp dụng Gakko soji như “một trải nghiệm học đường thiết yếu khuyến khích tinh thần trách nhiệm, hợp tác đối với cộng đồng, luôn giữ gìn sự sạch sẽ và rèn luyện kỹ năng mềm” (Yutaka Okihara).
Khi phải tự mình dọn dẹp nơi sinh hoạt, học sinh Nhật Bản sẽ nghĩ rằng việc giữ gìn mọi thứ sạch sẽ là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả mọi người. Các em sẽ không nảy sinh những suy nghĩ rằng công việc dọn dẹp không dành cho mình và coi thường người lao công.
Việc dọn dẹp thường xuyên mỗi ngày thúc đẩy tinh thần đồng đội khi các học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc. Đất nước này nuôi dưỡng thói quen quan tâm và đồng cảm với người khác. Các em lớn lên trở thành những công dân luôn hướng tới những điều tốt đẹp của mọi người.
Học sinh thậm chí cũng tự phục vụ bữa trưa cho mình và các bạn. Đồ ăn được làm từ những nguyên liệu các em tự trồng trong vườn, sau đó được các cô nuôi chế biến và mang tới các lớp học. Các em sẽ thay phiên nhau, mỗi người một nhiệm vụ phân chia đồ ăn cho các bạn mình. Sau khi ăn xong, các em sẽ tự dọn dẹp và lau chùi. Những rác thải có thể tái chế được như vỏ hộp sữa, được các em rửa sạch và mang tới khu rác tái chế.
Tự mình lao động để giữ cho nơi học tập sạch sẽ, các em sẽ có ý thức và trách nhiệm về việc giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, nên việc xả rác bừa bãi là điều rất hiếm thấy ở các trường học của Nhật Bản.
Mỗi ngày, học sinh dành khoảng 20 phút cùng nhau dọn dẹp từ sàn lớp học, cầu thang cho tới nhà vệ sinh. Mỗi em chia sẻ nhau một phần công việc, nên việc dọn dẹp không hề vất vả. Thời gian cùng nhau dọn dẹp cũng được xem là cơ hội để học sinh trò chuyện và tương tác với bạn bè, quên đi các căng thẳng và đẩy cao tinh thần làm việc nhóm. Nếu được tham gia một buổi dọn dẹp trong trường, chúng ta sẽ thấy một không khí làm việc rất vui vẻ, hoàn toàn không phải là một công việc nhàm chán.
Một em học sinh tại Trường Tiểu học Azabu, Tokyo chia sẻ rằng: “Em rất vui khi lớp học được sạch sẽ và nhận được lời khen ngợi, cảm ơn từ các bạn. Điều này làm em rất hạnh phúc!”.
Chính nhờ việc xây dựng ý thức từ nhỏ cho mỗi công dân, ngày nay người Nhật Bản luôn tâm niệm “sạch sẽ là chuẩn mực” trong mỗi việc làm của mình. Không chỉ trong trường học, mà ở bất cứ nơi đâu, mỗi người cũng đều cố gắng giữ gìn sự sạch sẽ. Những hành động của người Nhật dù ở bất kì đâu cũng làm cả thế giới phải ngưỡng mộ và mong muốn học tập.
Sau trận thua đau lòng trước Đội tuyển Bỉ vào mùa World Cup 2018, các cầu thủ Nhật Bản vẫn để lại một tờ giấy ghi chú cho Ban Tổ Chức với lời nhắn “Cảm ơn” bằng tiếng Nga. Và họ cũng đã tự dọn dẹp phòng thay đồ của mình.
Không chỉ các cầu thủ, cổ động viên Nhật Bản không ai bảo ai cũng ở lại sân vận động để dọn rác sau các trận đấu. Người Nhật tin tưởng và hành động theo tuyên bố: Sạch sẽ gắn liền với lòng tự trọng.
Những trung tâm thương mại ở Nhật Bản cũng có khu ẩm thực lớn bên trong giống mọi đất nước khác. Nhưng hàng chục bàn ăn, không bàn nào được dọn dẹp bởi nhân viên vệ sinh, vẫn luôn sạch sẽ và ngay ngắn. Lý do là ngay khi ai đó ăn xong, họ tự động mang rác đến khu vực tái chế, nơi có khăn lau ướt được thay mỗi giờ để mỗi người tự lau bàn sạch sẽ cho người tiếp theo trước khi rời đi.
Tại Nhật Bản, những công việc tay chân như người gác cổng và nhân viên vệ sinh cũng rất được đề cao. Họ được gọi là “kỹ sư sức khỏe” và có thể được trả tới 5.000 đến 8.000 USD mỗi tháng, con số không hề thấp tại Nhật Bản. Để trở thành người dọn dẹp, họ phải vượt qua các bài kiểm tra miệng và viết trước khi được tuyển.
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi cấp…
Sáng ngày 29/3, Vòng thi đặc biệt “Vì Thái Nguyên giỏi Tiếng Anh” cấp Tiểu học…
Chúc mừng các em, hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng thi Cấp Tỉnh nhé!
Chúc mừng tất cả các em học sinh đã xuất sắc hoàn thành vòng thi…
Chúc các con có một kỳ thi thành công trong năm học này nhé!
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi cấp…