Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có nhiều trò chơi được làm miễn phí như vậy? Có thực sự là họ đang làm không công không? Qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao và những chiêu trò thực sự của nhà sản xuất để tránh mất tiền lãng phí nhé!
Sau khi Pokémon GO ra mắt ở Mỹ, nó mất chưa tới một ngày để kiếm nhiều tiền hơn bất cứ ứng dụng nào từng có trên kho ứng dụng của Apple và Google. Nhưng để chơi game, người dùng lại không phải trả bất cứ đồng nào. Tất cả tiền kiếm được đến từ việc người dùng mua các đồ chơi ảo để phục vụ cho trò chơi. Mặc dù người dùng không bắt buộc phải mua những đồ chơi này, nhưng nếu bỏ thêm tiền để chơi thì trải nghiệm sẽ thú vị hơn nhiều.
Trò chơi này thuộc mô hình Freemium apps – một mô hình kinh doanh đã phổ biến khắp thị trường game trả tiền những năm vừa qua. Mô hình này yêu cầu các nhà thiết kế game phải tạo một hệ thống tiền và hàng ảo cho các game, ứng dụng các bài học cơ bản của tâm lý học hành vi.
Điều đầu tiên những trò chơi này cần làm là thiết lập một hệ thống tiền tệ ảo để người dùng không cảm thấy là họ đang tiêu tiền thật (mặc dù sự thực đúng là như thế). Đây là biến thể của thứ chúng ta đã quen thuộc hàng chục năm nay: Tiêu tiền qua thẻ tín dụng. Rõ ràng là chúng ta thường cảm thấy đắn đo hơn rất nhiều khi phải rút tiền mặt ra trả thứ gì đó so với việc trả bằng thẻ. Vì khi trả tiền mặt, bạn sẽ cảm thấy một cách trực quan là tiền đang rời khỏi tay mình và thấy được luôn ví còn lại bao nhiêu tiền.
Trong trò chơi Candy Crush, để chơi tiếp, bạn phải mua thêm kẹo bằng các thỏi vàng ảo. Sau đó, bạn phải dùng thẻ tín dụng để mua những thỏi vàng đó, tức là bạn đã trải qua thêm mấy bước trung gian so với việc thanh toán thông thường.
Tỉ giá quy đổi tiền cũng không hề đơn giản. Nó sẽ không tính kiểu $50 đổi lấy 50 thỏi vàng mà sẽ rất kỳ quặc kiểu như $1 đổi được 12 thỏi vàng. Điều này tương tự như việc ai đó đi du lịch nước ngoài và tiêu các loại tiền tệ mà họ không quen thuộc.
Ví dụ thế này, một cái máy incense (tạm dịch “máy tạo mùi hương”) trong Pokémon Go có giá 80 đồng pokecoin và một lô 550 đồng pokecoin được mua với $4.99, bạn có thể tính nhanh xem cái máy incense giá bao nhiêu tiền không? Chính vì tỷ giá phức tạp thế này, đôi khi người dùng quên đi giá trị thật của món hàng sẽ trả để tính toán xem có đáng mua hay không.
Cách tính đó tạo cho bạn cảm giác mình đang không thực sự tiêu tiền và cũng chỉ mất 1 giây để mua vì thông tin thẻ tín dụng của bạn đã lưu sẵn trong điện thoại. Người dùng chỉ cần bấm nút mua trong game, và thế là xong. Sự thật là rất nhiều cha mẹ từng giật mình khi nhận được các hóa đơn thanh toán mua đồ chơi game hàng trăm đô la vì con cái của họ khi sử dụng điện thoại của cha mẹ đã không nhận thức được điều này.
Mặc dù toàn bộ quá trình thanh toán được thiết kế vô cùng dễ dàng, nhưng các phần khác thì ngược lại. Có một nghiên cứu về hành vi được áp dụng rất hiệu quả trong bán hàng như sau: Cái gì người ta đạt được rồi nhưng làm mất thì cảm thấy tiếc nuối hơn nhiều cái họ chưa bao giờ đạt được, dù giá trị là tương đương. Đây chính là thời điểm lý tưởng để đưa ra lời chào hàng.
Trong trò Puzzle and Dragons, người chơi phải vượt qua từng thử thách trong ngục tối trước khi được thăng cấp. Nếu mất mạng, họ sẽ mất tất cả các phần thưởng mà họ vừa giành được. Đó là khi trò chơi đưa ra lựa chọn nếu người dùng muốn giữ lại phần thưởng thì phải sử dụng những viên đá thần kỳ. Những viên đá này phải được mua bằng tiền thật.
Trong trò Clash of Clans và Game of War, những thứ bạn vừa xây dựng phải chờ thêm 1-2 tiếng mới hoàn thiện hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể đẩy nhanh tốc độ lên bằng cách mua thêm dụng cụ nào đó.
Những nhà thiết kế game vẽ nên những công cụ giúp loại bỏ bớt các khó khăn trong trò chơi và đồng thời họ cũng xây nên nhiều khó khăn để thu lợi nhiều hơn.
Sự thật là sẽ có rất nhiều người cảnh giác, nên cũng chỉ có một phần nhỏ người chơi thực sự sẽ trả tiền. Và một số ít những người này được gọi là Whales – người sẽ trả hàng trăm, đôi khi là hàng ngàn đô cho các ứng dụng game.
Công ty Marketing SWRVE dự tính rằng một nửa doanh thu của các trò chơi trên điện thoại đến từ ít hơn 0.5% tổng số người chơi game. Có nghĩa là những người dùng không trả tiền (thường là phần đông người còn lại) dùng thời gian thay tiền bạc cho trò chơi được thiết kế để thu tiền một nhóm người chơi rất nhỏ – đây chính là nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi số đông và theo trào lưu.
Những nhà phát triển game cũng đang thu thập hàng tấn dữ liệu để thông báo cho bạn những cập nhật ví dụ như bạn đang bị tắc ở đâu, bạn đang đạt được mức nào, tính năng nào mới nhất. Tất cả những dữ liệu này có thể giúp họ tiếp tục làm trò chơi hấp dẫn hơn và bạn muốn chơi nhiều hơn. Nhưng nó cũng có nghĩa là họ có thể điều chỉnh giá dựa trên hành vi và hồ sơ của từng cá nhân.
Nếu dữ liệu cho thấy có vẻ bạn sắp bỏ không chơi nữa, nó sẽ hiện ra thông báo là đang có giảm giá. Hoặc nếu bạn là người sẽ tiêu rất nhiều tiền, có thể họ sẽ đẩy giá lên một ít. Họ thậm chí định giá theo mức độ đắt tiền của chiếc điện thoại bạn đang dùng hay đất nước bạn đang sống.
Theo một cuộc khảo sát, 40% nhà phát triển game nói rằng họ đang thiết lập các giá khác nhau cho những người chơi khác nhau. Nhưng khảo sát này là ẩn danh và rất khó để đoán được cụ thể game nào đang áp dụng chiêu thức này.
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi cấp…
Sáng ngày 29/3, Vòng thi đặc biệt “Vì Thái Nguyên giỏi Tiếng Anh” cấp Tiểu học…
Chúc mừng các em, hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng thi Cấp Tỉnh nhé!
Chúc mừng tất cả các em học sinh đã xuất sắc hoàn thành vòng thi…
Chúc các con có một kỳ thi thành công trong năm học này nhé!
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi cấp…